Trước khi lựa chọn các sản phẩm nội thất thì chất liệu luôn là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các sản phẩm nội thất làm bằng gỗ công nghiệp.
Hiện tại có rất nhiều loại gỗ công nghiệp như: Gỗ ván dăm, gỗ MDF, MFC, HDF, gỗ ván ép (GỖ PLYWOOD)...bài viết dưới đây Phê Decor sẽ phân tích cho mọi người về loại gỗ Ván Dán (GỖ PLYWOOD), để mọi người có cái nhìn khách quan hơn khi chọn mua các sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này.
1. Khái niệm gỗ Ván Dán
Gỗ dán hay còn gọi là gỗ Plywood, ván ép, ván dán hiểu một cách đơn giản đây là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
Không phải ngẫu nhiên mà gỗ ván dán được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn nó làm vật dụng nội thất cho ngôi nhà của mình. Do đặc tính sản xuất dễ dàng, nguồn nguyên liệu dễ kiếm được sản xuất trong quy trình khép kín, được thêm một số hóa chất kết dính chúng lại với nhau đưa đến cho chúng ta thành phẩm là những miếng gỗ ván dán.
Để đa dạng hóa sản phẩm, màu sắc dành cho các thiết bị nội thất thì các kỹ sư đã chế tạo các lớp phủ trên bề mặt gỗ dán lớp Melamin đem tới độ bóng, chống xước và nước, bảo vệ sản phẩm chế tạo từ gỗ ván dán khỏi một vài tác nhân bên ngoài giúp chúng tăng tuổi thọ và có độ bền, độ mới lâu hơn
Được thiết kế bởi nguồn nguyên liệu có sẵn nên giá thành của các sản phẩm chế tạo từ gỗ ván dán tương đối rẻ hơn so với chất liệu gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Chính vì vậy nó được người tiêu dùng chú trọng hơn, ưu tiên làm lựa chọn hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm nội thất cho ngôi nhà của mình.
2. Thành phần cấu tạo của gỗ dán
Nguyên liệu để sản xuất gỗ dán thường là các loại gỗ như thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn, vân vân.
Cấu tạo của gỗ dán được chia làm ba thành phần:
- Ruột: gồm nhiều lớp gỗ mỏng được lạng từ khúc gỗ tròn rồi dán với nhau.
- Mặt: là lớp veneer
- Keo: dùng để dán các lớp gỗ, gồm có keo chịu nước (Phenolic hoặc Melamine), chống ẩm MR (Urea formaldehyde).
Ngoài ra để tăng độ chắc chắn và bền đẹp với thời gian trong thời gian sử dụng lâu dài thì chúng còn được cho thêm một số phụ gia hoàn toàn thân thiện với người sử dụng
Mặt gỗ dán thường được phủ một lớp Melamin có nhiều màu sắc giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất dành cho ngôi nhà của gia đình.
3. Ưu điểm của gỗ dán so với loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên
- Gỗ dán đảm bảo không co nứt, cong vênh, ít mối mọt và chịu được lực cao.
- So với loại gỗ tự nhiên hay gỗ thường thì gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo
- Do cách sắp xếp các lớp gỗ đan xen nhau nên ván dán rất cứng và có độ bền cơ lý rất cao.
- So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF.
- Ván dán có khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt.
- Ván chịu ẩm khá tốt trong môi trường thoáng khí.
- Gỗ dán mang lại độ bền đẹp, tính thẩm mỹ cao hơn so với loại gỗ thông thường khác.
4. Nhược điểm của gỗ dán
Gỗ ván dán có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng vẫn tồn tại số ít nhược điểm đó là:
- So với ván MDF hay ván dăm, giá thành của ván dán cao hơn.
- Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
5. Ứng dụng của sản phẩm gỗ ván dán trong đời sống
- Sản xuất ghế gỗ gấp gọn, 1 số loại ghế xếp chồng, bàn ăn...
- Gỗ dán được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng như làm khuôn đổ bê tông hay vật liệu phủ.
- Gỗ dán nhiều lớp được sử dụng cho những sản phẩm chịu lực và có độ ổn định kích thước cao như sàn và vách.
- Gỗ dán có thể tiếp tục được phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ, giường, vân vân.
- Ngoài ra, gỗ dán còn được dùng để đóng thuyền, ghe..
-1' OR 2+711-711-1=0+0+0+1 -- Trả lời
555
29/03/2022